Tử vi 2024: Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Thuận 2024

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Thuận 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được tổ chức trong 2 ngày (03 và 04/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Bình Thuận thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 3/6

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Thuận 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

– Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: Sang thu

– Tác giả: Hữu Thỉnh.

Câu 2.

Những từ ngữ chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên bao gồm: nắng, cơn mưa, sấm, hàng cây.

Câu 3.

Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” có thể hiểu là: phép nhân hóa gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn.

Câu 4.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Nghị luận.

Câu 5.

Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ:

– Nhấn mạnh thành quả của sự cố gắng.

– Tăng sức gợi cho câu văn.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng tử. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của sự tha thứ với mỗi con người.

Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý

* Nêu vấn đề nghị luận: Cách nuôi dưỡng ước mơ của em.

* Bản luận

– Nuôi dưỡng ước mơ là quá trình giữ cho niềm tin về mục tiêu trong cuộc sống luôn được phát triển và sống động.

– Cách nuôi dưỡng ước mơ:

+ Để nuôi dưỡng ước mơ, trước hết chúng ta cần phải xác định được ước mơ của bản thân là gì?

+ Khi đã xác định được ước muốn của bản thân, con người cần nỗ lực vì ước muốn đỏ bằng nhiều cách: Trau dồi kĩ năng, tích cực học hỏi, tích cực trải nghiệm,…

+ Đối với những khó khăn thử thách trên quá trình thực hiện ước mơ cần kiên nhẫn vượt qua.

+ Luôn để ngọn lửa ước mơ trong mình không lụi tắt bằng cách như: lắng nghe bên trong, lắng nghe những diễn giả truyền cảm hứng,….

– Liên hệ bản thân.

Câu 2.

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải.

– Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

– Giới thiệu hai khổ thơ 4 và 5.

II. Thân bài

1. Phân tích khổ 4: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người.

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.”

+ “ta” – “hoa” – “ca”: giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp.

+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.

+ Động từ “lam” – “nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hóa thân đến diệu kỳ – hóa thân để sống đẹp, sống có ích.

+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm.

+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.

+ Cái “tôi” của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hóa thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhâ và cộng đồng những cái riêng và cái chung.

+ Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vòa bản hòa ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.

→ Ước nguyện của nhà thơ và cũng là ước nguyện của nhiều người.

2. Phân tích khổ 5: Lẽ sống của Thanh Hải

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.

+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ dầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.

+ Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân

→ Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người.

+ Thanh Hải đã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”. Lời nguyện ước thủy chung, son sắt. Điệp ngữ “Dù là”như tiếng lòng tự dặn mình: dẫu ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

→ Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy mà sức lan tỏa của nó thật lớn.

3. Đánh giá

– Với thể thơ năm chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.

– Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh “cành hoa, con chim, mùa xuân” được lặp đi lặp lại nâng cao, gây ấn tượng đậm đà

III. Kết bài

– Hai khổ thơ 4,5 của bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.

– Giọng thơ thể hiện được sự say mê với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.

– Liên hệ bản thân

Bài làm tham khảo

A. Mở bài

Thanh Hải là nhà thơ luôn gắn bó với quê hương xứ Huế. Một trong những bài thơ của ông để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ được sáng tác năm 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, chẳng bao lâu trước khi ông qua đời trong đó có đoạn thơ rất hay:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Khổ thơ trên thuộc khổ 4, khổ 5 của bài thơ. Thể hiện ước nguyện của nhà thơ được cống hiến cho đời, muốn được làm mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân chung của đất nước, của cuộc đời.

B. Thân bài

* Mạch cảm xúc: Từ những cảm xúc về thiên nhiên, đất nước ở ba khổ thơ đầu, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ, khát vọng được hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời chung.

1. Khổ 4: Đoạn thơ diễn tả khát vọng được hòa nhập, dâng hiến của nhà thơ, được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình trước cuộc đời chung cho đất nước được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị.

“ Ta làm con chim hót

Ta là một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Đẹp, tự nhiên, giàu ý nghĩa vì nhà thơ đã lấy cái đẹp tinh túy của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn, để nói lên ước nguyện của mình. Nhà thơ Thanh Hải muốn được làm “con chim hót” giữa muôn vàn tiếng chim vô tư cống hiến tiếng hót cho đời, là một nhành hoa giữa vườn hoa xuân rực rỡ, vô tư tỏa hương sắc cho đời, là một nốt trầm trong bản hòa ca muôn điệu con chim, cảnh hoa chính là những hình ảnh tạo nên bức tranh mùa xuân xứ Huế ở đầu bài thơ trở lại trong khổ thơ này mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương cho đời, điệp ngữ “ta làm” con chim hót được thể hiện sự tha thiết, chân thành trong thái độ của nhà thơ. Cách chuyển từ “tôi” sang “ta” tạo sắc thái trang trọng, thiêng liêng một lời nguyện ước. cái “tôi” của Thanh Hải đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác và hóa thành cái “ta” chung. Điều tâm niệm ấy không chỉ riêng của Thanh Hải mà của biết bao thế hệ Việt Nam đang sống, cống hiến cho cuộc đời chung.

2. Khổ 5: Khổ thơ tiếp theo vẫn diễn tại ước nguyện của Thanh Hải

*Tâm niệm lớn nhất của nhà thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn của đất nước, cuộc đời chung.

“ Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời”

Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” cùng với những hình ảnh “cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm”… tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường. Thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ. Nhà thơ nguyện làm “một mùa xuân” – nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, chỉ là “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời. Những hình ảnh đơn sơ mà chứa đựng những tình cảm đó đã được đề cập đến một vấn đề lớn đó là ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng “mùa xuân nho nhỏ” còn là hình ảnh ẩn dụ độc đáo sáng tạo, mới lạ để nhà thơ thể hiện một quan niệm sống của mình, mỗi người phải mang đến cuộc đời chung một nét riêng cái phần tinh túy của mình, dù là bé nhỏ mỗi người hãy làm một “mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân chung của đất nước, của cuộc đời.Những cống hiến, hòa nhập mà không làm mất đi cái riêng của mỗi người. Dù là một nốt trầm những bản hòa ca nhưng phải là “nốt trầm xao xuyến” từ láy “nho nhỏ”, cùng với các từ “con”, “ một” ( con chim, một nhành hoa, một nốt trầm) là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị, thể hiện lẽ sống cao đẹp khiêm nhường của nhà thơ.

b. Đoạn thơ cũng thể hiện quan niệm của Thanh Hải về sự cống hiến. Với Thanh Hải cống hiến là phải tự nguyện, không phô trương, ồn ào ( lặng lẽ dâng cho đời). Và khát được hòa nhập, mong muốn được cống hiến cho đời không phải là một lúc mà là trọn đời:

“Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

“Tuổi 20” và “khi tóc bạc” là hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời con người . “Tuổi 20” là khi còn trẻ, còn sung túc. “Khi tóc bạc” là khi đã về già cách nói hoán dụ đó đã cho ta thấy Thanh Hải, sự cống hiến không kể tuổi tác, thời gian. Điệp ngữ “dù là” khiến nhịp điệu câu thơ sâu lắng, giọng điệu ấm áp, xúc động, thiết tha. Hai câu thơ cho thấy một con người khi đã trải qua hai cuộc kháng chiến đã cống hiến trọn đời cho cách mạng, vẫn tha thiết được sống đẹp, sống có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ điều đó đã khiến cho chúng ta xúc động vô cùng.

3. Đánh giá: Đoạn thơ được làm theo thể thơ năm chữ, giọng điệu trong sáng, thiết tha, gần với âm điệu dân ca miền Trung, nhiều hình ảnh đẹp, tự nhiên giản dị mà gợi cảm. Giọng thơ phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Bài thơ được viết một tháng trước khi nhà thơ trở về cát bụi, nhưng không gợi một chút băn khoăn với bệnh tật, những suy nghĩ riêng tư cho bản thân mà chỉ lặng lẽ cháy bỏng một khao khát được cống hiến. Chúng ta xúc động, trân trọng và vô cùng cảm phục sức xuân bừng nở trong tâm hồn tác giả đúng vào lúc Thanh Hải đang ốm nặng trên giường bệnh. Nhà thơ đã nhìn cuộc sống bằng đôi mắt thiết tha, tràn đầy hy vọng. Đọc thơ Thanh Hải ta có cảm nhận nhà thơ có tình yêu cuộc sống mãnh liệt, ta nghe như tiếng thì thầm của mùa xuân đang đắm say lòng người.

C. Kết bài

Khổ 4 và khổ 5 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng yêu tha thiết và gắn bó với đất nước với cuộc đời của Thanh Hải. Đoạn thơ như một tâm niệm chân thành lời gửi gắm thiết tha của Thanh Hải đã để lại cho đời. Chúng ta càng cảm thấy khâm phục, trân trọng khát vọng hòa nhập, dâng hiến của Thanh Hải bao nhiêu thì bản thân chúng ta là là học sinh cần phải bồi đức, luyện tài để góp phần nhỏ bé của mình vào mùa xuân chung của đất nước.

Related Posts