Tử vi 2024: Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn 2024 tỉnh Tây Ninh

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn 2024 tỉnh Tây Ninh

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 – 2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được tổ chức trong ngày 03/6/2024. Bài thi vào lớp 10 môn Văn Tây Ninh thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 3/6.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Tây Ninh năm 2024 - 2025

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn 2024 tỉnh Tây Ninh

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.

Phép lặp: Việt Nam, chiến tranh.

Sử dụng phép lặp nhằm nhấn mạnh, khẳng định Việt Nam đã hết chiến tranh. Qua đó thể hiện quyết tâm muốn đến Việt Nam của nhân vật.

Câu 3.

Gợi ý:

– Em tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, anh dũng của dân tộc Việt Nam.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

Tham khảo dàn ý nghị luận về lòng biết ơn:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng biết ơn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này.

b. Phân tích

Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống.

Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều.

Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.

Câu 2.

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải.

– Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

– Giới thiệu hai khổ thơ 4 và 5.

II. Thân bài

1. Phân tích khổ 4: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người.

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.”

+ “ta” – “hoa” – “ca”: giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp.

+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.

+ Động từ “lam” – “nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hóa thân đến diệu kỳ – hóa thân để sống đẹp, sống có ích.

+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm.

+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.

+ Cái “tôi” của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hóa thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhâ và cộng đồng những cái riêng và cái chung.

+ Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vòa bản hòa ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.

→ Ước nguyện của nhà thơ và cũng là ước nguyện của nhiều người.

2. Phân tích khổ 5: Lẽ sống của Thanh Hải

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.

+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ dầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.

+ Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân

→ Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người.

+ Thanh Hải đã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”. Lời nguyện ước thủy chung, son sắt. Điệp ngữ “Dù là”như tiếng lòng tự dặn mình: dẫu ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

→ Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy mà sức lan tỏa của nó thật lớn.

3. Đánh giá

– Với thể thơ năm chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.

– Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh “cành hoa, con chim, mùa xuân” được lặp đi lặp lại nâng cao, gây ấn tượng đậm đà

III. Kết bài

– Hai khổ thơ 4,5 của bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.

– Giọng thơ thể hiện được sự say mê với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.

– Liên hệ bản thân

Bài văn tham khảo

I. Mở bài:

Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được âm thanh của cuộc sống, ngay cả những phút giây cận kề với cái chết Thanh Hải vẫn lạc quan khao khát sống, được cống hiến cho đời. Ước nguyện ấy được gói gém trong một bài thơ nhỏ xinh “ Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ được xem như lời tâm nguyện thiết tha đáng trân trọng mà nhà thơ Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa. Tiếng long tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời được thể hiện rõ nhất qua ba khổ thơ đầu. ( Thơ)

II. Thân bài

1. Khái quát về tác phẩm

– Bài thơ ra đời tháng 11/1980- 5 năm sau ngày đất nước giành được độc lập.Và đây cũng là một hoàn cảnh rất đặc biệt đối với nhà thơ Thanh Hải. Ông đang bị bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện trung ương thành phố Huế, và một tháng sau ông qua đời. Có hiểu cho hoàn cảnh của nhà thơ trên giường bệnh ta mới thấy hết được tấm lòng tha thiết với cuộc sống, với quêhương đất nước của nhà thơ.

2. Phân tích thơ

a. Khái quát lại nội dung 3 khổ thơ đầu

Ở 3 khổ thơ đầu, bằng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, nghệ thuật đảo ngữ cùng các từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị gợi tả, lời thơ đã giúp người đọc cảm nhận được những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Đó là niềm say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp mộng mơ, dịu dàng của bức tranh thiên nhiên xứ Huế, là niềm tin, niềm vui, niềm tự hào khi đất nước bước vào xuân. Và đằng sau những vần thơ ấy, ta nhận ra ở Thanh Hải là niềm yêu đời, yêu cuộc sống, là tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với quê hương đất nước.

b. Ước nguyện của nhà thơ

– Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơmột cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống,về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:

“ Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

+ Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”.

+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.

+ Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ – hoá thân để sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời.

+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ!Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!

+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.

+ Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung luôn có sự gắn bó với nhau

+ Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“ một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.

=> Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người.

– Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:

“ Một mùa xuân nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác,tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.

+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.

+ Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

=> Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.Biết lặng lẽ dâng đời,biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đãviết:

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nhớ khi xưa, Ức Trai tiên sinh đã từng tâm niệm:

“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.

Còn bây giờ, Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền” cũng đã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”. Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

=> Đây là một vấn đề nhân sinh quannhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn.

=> Như trên đã nói, bài thơ được viết vào thời gian cuối đời,trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bài thơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bảnthân. Chỉ “lặng lẽ”mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của một thanh niên vào đời mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.

c. Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

– Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

“Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.”

+ Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, có giai điệu buồn thương nhưng vô cùng tha thiết.

+ Và qua những khúc “Nam ai”, “nam bình” này thì nhà thơ đã bộc lộ tình yêu tha thiết của mình đối với quê hương, đất nước; thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời, vào đất nước với những giá trị truyền thống vững bền.

3. Đánh giá

Như vậy, bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, cùng các từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị gợi tả, biểu cảm, ba khổ thơ trên đã giúp người đọc cảm nhận được những ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải. Đó là ước nguyện được hòa nhập và dâng hiến để làm đẹp cho cuộc đời. Và đằng sau những vần thơ ấy, ta nhận ra ở Thanh Hải là niềm yêu đời, yêu cuộc sống, là tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.

C. Kết bài

– Đánh giá chung về đoạn thơ

– Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì?

Related Posts