Tử vi 2024: Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 tỉnh Quảng Trị

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 tỉnh Quảng Trị

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 – 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được tổ chức trong 2 ngày (30 và 31/5/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Trị theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Trị năm 2024 - 2025

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 tỉnh Quảng Trị

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Các em học sinh có thể

– Phép lặp: “mục đích”

– Phép thế: “mục đích đó”

– Phép nối: “Nhưng”

Câu 3. Các em tự trình bày quan điểm cá nhân.

Gợi ý theo hướng:

Tin vào vẻ đẹp và giá trị của chính mình thì bạn sẽ dám nghĩ dám làm, hết mình tiến về phía trước, làm hết tất cả mọi chuyện trong khả năng của mình. Từ đó, biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.

III. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

2. Bàn luận về tinh thần lạc quan

a. Lạc quan là gì?

– Lạc quan là thái độ sống

– Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

– Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

b. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan

– Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người

– Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

– Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống

– Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

c. Biểu hiện của tinh thần lạc quan

– Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

– Luôn yêu đời

– Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

d. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

– Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

– Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

– Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

3. Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

– Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận

– Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.

Câu 2.

1. Mở bài: Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn

– “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thơ thứ 2 và thứ 3 của bài thơ.

– Đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng, sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.

2. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

a. Khổ 2: Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

– Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng – ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

– Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân VN trong giây phút vào lăng viếng Bác.

– “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

=> Một liên tưởng độc đáo, phù hợp với khung cảnh viếng lăng, làm cho hình tượng thơ thêm cao quý, lộng lẫy.

b. Khổ 3: Là niềm thương nhớ, nỗi xót xa khi đứng trước di hài Người:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

– Tái hiện chân thực khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng và dáng vẻ thư thái của Người. Ánh sáng dịu nhẹ như thế nơi đây có sự hiện diện của vầng trăng. Người nằm đó như đang nghỉ ngơi trong giấc ngủ bình yên.

– Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: khẳng định sự bất tử của Bác trong tâm hồn dân tộc.

– “Nghe nhói”: gợi nỗi đau đột ngột, bất ngờ, tê tái của một đứa con về muộn, không được gặp Người mà chỉ được ở bên di hài của Người.

=> Đoạn thơ đã nói được nỗi lòng sâu kín của biết bao thế hệ con người VN dành cho Bác: lòng biết ơn, sùng kính, niềm thương nhớ, xót xa…

3. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ

– Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không giấu được cùng với suy tư về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người.

– Đoạn thơ còn cho ta thấy tài năng của tác giả: Giàu chiêm nghiêm và suy tư, với nghệ thuật dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc, trang trọng.

Bài văn tham khảo

A. Mở bài

Viễn Phương là cây bút thơ xuất hiện sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và rất mộc mạc. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông là bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bài thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính của nhà thơ, của mọi người đối với Bác.

B. Thân bài

*Mạch cảm xúc: Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả Từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét: về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh quê hương, đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước khi trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương Miền Nam muốn tấm lòng mình vẫn mãi mãi ở lại bên lăng với Bác.

1. Khổ 1, 2: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng

a. Khổ thơ đầu: Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi đứng trước Lăng Bác.

Câu thơ mở đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn ngắn gọn như một lời thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra thăm viếng Bác. Tác giả dùng đại từ “ con” nghe rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình yêu thương để diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha cách nói giảm, nói tránh khi dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” để giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát đồng thời khiến mọi người cảm thấy hình ảnh của Bác vẫn còn sống mãi trong tâm tưởng.

Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là hàng tre: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” thì ra đến đây nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam và đã trở thành một biểu tượng của dân tộc “ cây tre”. Cây tre đã trở thành “Cây tre Việt Nam” và là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trước hàng tre Viễn Phương xúc động, tự hào và thốt lên:

“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

Cách nói ẩn dụ “Xanh xanh Việt Nam”, cùng với phép nhân hóa “đứng thẳng hàng” làm nổi bật hình ảnh hàng tre mang màu xanh đất nước, mang dáng dấp của con người Việt Nam hiên ngang, bất khuất . Như vậy khổ thơ đầu bài thơ diễn tả niềm xúc động, thiêng liêng của tác giả khi được vào lăng viếng Bác, khi bắt gặp những hình ảnh hàng tre thân thuộc cảm xúc của tác giả trào dâng.

b. Đứng trước lăng Người tác giả trào dâng niềm xúc động thiêng liêng, thành kính. Khổ thơ thứ hai của bài thơ được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi ở cặp thơ thứ nhất:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là một hình ảnh thực ( một mặt trời thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng ). Còn hình ảnh “mặt trời trong lăng” đã được chuyển nghĩa, được tượng trưng hóa (chỉ bác Hồ). Hình ảnh ẩn dụ này vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ như mặt trời, vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ của nhân dân. Đối với Bác Viễn Phương đã ngầm so sánh Bác với “mặt trời”. Nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài chỉ Bác Hồ đã đưa đất nước ta từ một đất nước nô lệ tối tăm đến một đất nước độc lập tự do.

Hai câu thơ tiếp theo là cảm xúc của tác giả trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác:

“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”

“ Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: Ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi trong nỗi tiếc thương vô hạn khi vào lăng viếng Bác. Những dòng người đó xếp thành một hàng dài trông như những tràng hoa vô tận. Còn hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ : Chỉ cuộc đời những người đang vào lăng viếng Bác, đã nở hoa dưới ánh sáng của người những bông hoa tươi thắm đó đã được đến dâng lên người những gì tốt đẹp nhất. Hình ảnh ẩn dụ đó thể hiện tấm lòng thành kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác . “Bảy mươi chín mùa xuân” Là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng con người “79 mùa xuân” ấy đã sống của cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên trong mùa xuân đất nước trong cuộc đời như vậy. Ở khổ thơ thứ hai với những hình ảnh ẩn dụ đẹp, nhà thơ đã diễn tả những niềm xúc động thành kính, thiêng liêng của mình và cũng là tất cả của mọi người khi vào lăng viếng Bác.

2. Khổ 3: Cảm xúc của nhà tác giả khi vào trong lăng.

Khổ thơ thứ 3: của bài thơ diễn tả cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi vào trong lăng. Từ lòng thành kính biết ơn chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh trong lăng ngư ngưng hết cả thời gian, không gian khung cảnh trong lăng Bác được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng cho dịu hiền”

Hai câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế, sự trang nghiêm yên tĩnh và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Bác đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa “vầng trăng sáng trong dịu hiền”. “Vầng trăng” còn gọi ta suy nghĩ đến trong thơ Bác tràn ngập ánh trăng. Trăng của Bác lên chiến khu, trăng của Bác vào nhà lao, gắn bó với Bác như người bạn tri ân, tri kỷ. Và giờ đây trăng lại canh giấc ngủ cho Bác. Đồng thời những hình ảnh “vầng trăng” nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác “vầng trăng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. Người có lúc là “mặt trời” ấm áp, rực rỡ, có lúc lại dịu hiền như “ánh trăng”. Hình ảnh ẩn dụ đó vừa thể hiện niềm xúc động, vừa thể hiện tấm lòng thành kính của nhà thơ đối với Bác, đứng trước Người nhà thơ có tâm trạng xúc động, tâm trạng được biểu hiện qua một hình ảnh ẩn dụ sâu sắc:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. “Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ với hình ảnh ẩn dụ đó nhà thơ muốn nói với người đọc Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước. Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước trường tồn cùng dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và trong tâm trí của người dân như bầu trời xanh vĩnh hằng trên cao. Diễn tả điều này, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”. Như vậy “ vầng trăng”, “ trời xanh”, cũng giống như mặt trời là các hình ảnh kỳ vĩ, rộng lớn tiếp nhau cùng xuất hiện khiến chúng ta phải suy ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng cao cả của một con người.

Dù vẫn tin như thế nhưng tác giả không thể không đau xót trước sự ra đi của Người, nỗi đau xót đó được nhà thơ biểu hiện cụ thể trực tiếp:

“Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Nỗi đau của quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim đang thổn thức của người con. Động từ “nói” đã diễn tả chính xác sự rung cảm chân thành của Viễn Phương khi đứng trước thi thể Người. Nỗi đau đó có lẽ không phải của riêng Viễn Phương mà là của tất cả mọi người dân Việt Nam.

3. Khổ thơ kết

Khổ thơ kết bài thơ diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở bên trong lăng Bác. Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc thời gian khi còn đứng trên đất Bắc, nhưng tác giả đã bịn rịn nghĩ đến lúc chia tay, phải xa nơi Bác yên nghỉ. Và đến đây dòng cảm xúc được đẩy lên mức cao nhất, tuôn trào mạnh mẽ nhất:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

Câu thơ như một lời nói thường, giọng thơ không ổn ào mà đọc lên nghe xúc động vô cùng. Câu thơ như một lời giã biệt, lời nói giản dị mà diễn tả cảm xúc sâu lặng. Từ “trào” đã diễn tả cảm xúc mãnh liệt đó. Đó là sự luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nghỉ. Có lẽ tâm trạng của nhà thơ cũng là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau. Ở gần Bác dù trong giây phút nhưng có lẽ nhà thơ cũng như bao con người khác không muốn rời xa mà chỉ muốn ở mãi bên người. Nhưng tác giả cũng đã đến lúc phải trở về quê hương miền Nam, và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách hóa thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Nhà thơ “muốn làm con chim” cất tiếng hát đẹp đẽ trong lành, những âm thanh tự nhiên đến bên Bác. “ Muốn làm đóa hoa tỏa hương” nơi Bác nghỉ và hơn hết “muốn làm cây tre” để nhập vào hàng tre bát ngát bên lăng để canh giấc ngủ bình yên cho Người. Ước nguyện nhỏ bé đó thật chân thành, giản dị, tha thiết, khiêm nhường, nhưng vô cùng cao đẹp, ý nghĩa. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh của thiên nhiên để diễn tả về ước nguyện của mình. Điệp tử “muốn làm” đã được đặt ở đầu câu diễn tả nhấn mạnh tâm trạng lưu luyến, ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ khiêm nhường nhưng vô cùng đẹp, ý nghĩa. Nhà thơ đã dùng hình ảnh của thiên nhiên để diễn tả nguyện của mình. Hình ảnh “cây tre” ở đầu bài thơ được lặp lại tạo kết cấu chặt chẽ và khép lại bài thơ cũng khép lại mạch cảm xúc của tác giả. Có lẽ ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là ước nguyện chung của người dân Việt Nam đã và chưa một lần được gặp Bác.

4. Đánh giá

Qua 4 khổ thơ khá cô đọng, giọng điệu vừa trang nghiêm sâu lắng, vừa tha thiết tự hào pha lẫn nỗi xót đau, cùng với những hình ảnh thơ sáng tạo giàu ý nghĩa biểu tượng. Nhà thơ đã thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi vào lăng viếng Bác, những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.

C. Kết bài

“Viếng lăng Bác” là bài thơ hay, đẹp về hình ảnh, hay về cảm xúc gợi cảm xúc sâu xa trong lòng người đọc. Bài thơ được phổ nhạc thành bài hát, đã trở thành khúc ca về tình cảm với lãnh tụ, xúc động lòng người và còn mãi với thời gian. Bài thơ (đoạn thơ) thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thành kính thiết tha của tác giả từ khi miền Nam mới được giải phóng ra “Viếng lăng Bác”. Đó cũng là tình cảm chung của mỗi người dân Việt Nam người dân miền Nam dành cho Bác. Chúng ta đanh là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường c cần cố gắng thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.

Related Posts